Tại Việt Nam, ung thư phổi được xếp vào một trong những bệnh ung thư ác tính có nguy cơ cao nhất trên cả hai giới nam và nữ. Hàng năm, có hơn 20,000 ca tử vong do ung thư phổi, mang lại nhiều hệ lụy cho gia đình người bệnh và xã hội. Để phòng ngừa và điều trị sớm căn bệnh này, người bệnh cần có những hiểu biết và thay đổi thói quen sống nhằm hạn chế tác hại. Những người nằm trong nhóm nguy cơ mắc cao cũng cần tầm soát ung thư hàng năm để sớm phát hiện các nguy cơ tiềm ẩn trước khi để quá muộn.
Khi có những dấu hiệu bất thường như ho lâu dai dẳng, đau tức lồng ngực đi kèm khó khăn khi thở, ho hoặc cười, khản giọng, ăn không ngon miệng và sụt cân không rõ nguyên do, đờm có lẫn máu, thở gấp, thường xuyên vị viêm nhiễm vùng phổi,… bệnh nhân cần đi kiểm tra sức khỏe vì ung thư phổi một khi đã tiến triển thì nhanh chóng di căn sang các bộ phận khác của cơ thể. Khi đó, bệnh nhân có thể cảm thấy đau nhức xương, vai, lưng, yếu sức hay tê chân tay, cảm thấy nhức đầu chóng mắt, bị vàng da và mắt, xuất hiện các cục u trên bề mặt cơ thể.
Mục lục
CÁC XÉT NGHIỆM CẦN THỰC HIỆN
Nếu các dấu hiệu đều hướng tới ung thư phổi, bác sỹ có thể cho bệnh nhân làm các xét nghiệm sau:
Chụp X-quang: Kiểm tra dò tìm bất cứ đốm nào trong phổi
Chụp CT: Tìm các hình ảnh của phần bên trong cơ thể
Rọi PET: Thử nghiệm này sẽ cho một dạng chất đường vào mạch máu của bệnh nhân, cùng với một máy thu hình đặc biệt chụp lại các hình ảnh bên trong cơ thể. Chất đường này sẽ làm các u ung thư phát sáng, giúp các bác sỹ biết được tình trạng ung thư lan rộng tới đâu.
Sinh thiết: Bác sỹ tiến hành trích lấy 1 mẫu mô nhỏ từ u bướu ở phổi rồi quan sát dưới kính hiển vi nhằm tìm kiếm tế bào ung thư.
Soi phế quản: bác sỹ sẽ sử dụng ống nội soi đưa qua miệng bệnh nhân vào phế quản để quan sát dò tìm ung bướu, đồng thời có thể thông qua ống này để lấy các mẫu mô và chất dịch để xét nghiệm xem có tế bào ung thư hay không.
Thử máu: Thử máu không dùng để dò tìm tế bào ung thư, nhưng giúp bác sỹ hiểu được về tình hình sức khỏe tổng quát của bệnh nhân

LIỆU PHÁP ĐIỀU TRỊ UNG THƯ PHỔI THƯỜNG GẶP
Sau khi xét nghiệm, bác sỹ sẽ có được kết quả tổng quát để đánh giá tình trạng bệnh ung thư lan rộng tới đâu và lựa chọn phương thức điều trị phù hợp nhất với bệnh nhân. Các phương pháp điều trị hiện nay chủ yếu là phẫu thuật loại bỏ khối u ung thư, hóa trị và xạ trị. Ngoài ra, một số phương pháp điều trị mới, hiện đại và hiệu quả cũng đang được thử nghiệm lâm sàng và cho kết quả tích cực.

Phẫu thuật
Nếu ung thư phổi đang ở giai đoạn đầu thì bác sỹ có thể đề nghị phẫu thuật cùng với các phương pháp trị liệu khác. Có thể tiến hành cắt bỏ một phần hay toàn bộ phổi nhằm loại bỏ khối u và ngăn nguy cơ di căn hay tái phát. Sau đó tiến hành hóa trị hay xạ trị hay cả hai.
Xạ trị
Đây là phương pháp sử dụng một chùm tia có năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư. Phương pháp này thường được sử dụng trong điều trị ung thư phổi kèm với hóa trị để ngăn ngừa khối u lan sang các vùng cơ thể khác. Cũng có thể sử dụng cách chiếu xạ để giảm các triệu chứng đau nhức, chảy máu, khó nuốt hoặc các triệu chứng khác. Việc xạ trị được thực hiện với những liệu lượng nhỏ mỗi ngày, trong nhiều tuần lễ.
Hóa trị
Hóa trị hay còn gọi là hóa học trị liệu là sử dụng thuốc để chống lại ung thư. Phương pháp này thường được sử dụng chính cho bệnh nhân ung thư phổi. Dược phẩm có thể được truyền qua tĩnh mạch hoặc uống dưới dạng viên. Thuốc sẽ theo máu đi khắp cơ thể bệnh nhân.
Hóa trị thường được thực hiện theo chu trình có tính chu kỳ, có thời gian tạm nghỉ giữa hai đợt điều trị. Thời gian này là nhằm để cơ thể tự hồi phục. Mỗi đợt điều trị thường kéo dài tự 3 đến 4 tuần lễ, và một chu trình thường bao gồm từ 4 đền 6 chu kỳ.
Phương pháp hóa trị thường có phản ứng phụ khiến bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi, khó chịu ở dạ dày và bị rụng tóc. Tuy nhiên, những tác dụng phụ này sẽ hết sau khi kết thúc điều trị.
MỘT SỐ LIỆU PHÁP ĐIỀU TRỊ KHÁC
- Sử dụng dược phẩm ngăn chặn tăng trưởng mạch máu tại nơi có u bướu:
Dược phẩm này sử dụng nhằm ngăn không hình thành các mạch máu mới đến nuôi các tế bào ung thư phát triển. Tuy nhiên, dược phẩm này cũng có thể gây ra tình trạng xuất huyết nên cần có chỉ định của bác sỹ cho từng trường hợp cụ thể.
- Sử dụng dược phẩm nhắm vào EGFR (Epidermal Growth Factor Receptor):
EGFR là một loại protein có trên bề mặt tế bào, là nơi thu nhận tín hiệu ra lệnh cho tế bào tăng trưởng và phân chia. Dược phẩm này nhắm vào các EGFR trên các tế bào ung thư phổi và phong bế loại protein này, không để cho thụ thể này ra lệnh cho tế bào ung thư tăng trưởng thêm. Thuốc này thường được sử dụng khi các loại hóa trị khác không còn hiệu nghiệm.
- RFA (Radiofrequency Ablation) – Cắt bỏ bằng tần số phát xạ:
Liệu pháp này dử dụng sóng radio năng lượng cao để đốt chỗ u bướu thông qua một đầu dò luồn dưới da tới khối u.
- PDT (Photodynamic Therapy) – Liệu pháp quang động:
Phương pháp này sử dụng một loại thuốc truyền vào tĩnh mạch. Thuốc bắt đầu công hiệu khi gặp ánh sáng. Sau khi được truyền, thuốc sẽ tích tụ trong tế nào ung thư sau một vài ngày. Bác sỹ sẽ đưa một loại đèn đặc biệt màu đỏ qua cổ họng bệnh nhân vào phổi. Ánh sáng từ đèn sẽ tác động đến thuốc làm tiêu diệt tế bào ung thư.
- Phương pháp tế bào gốc:
Bác sỹ sử dụng tế bào gốc đã được biến đổi để tìm và tiêu diệt tế bào ung thư. Khi tìm được các tế bào ung thư, tế bào gốc đã được biến đổi sẽ khiến các tế bào ung thư tự hủy diệt. Đồng thời, khi tế bào gốc được đưa vào mạch máu của bệnh nhân, chúng sẽ tìm đến tủy xương và phát triển tạo ra các tế bào máu cần thiết giúp cải thiện sức khỏe cho bệnh nhân. Phương pháp mới này giúp bệnh nhân tự nâng cao sức đề kháng, giảm thiểu các tác dụng phụ và điều trị một cách triệt để.

- Các phương pháp khác:
Một số liệu pháp khác đang được thử nghiệm lâm sàng hoặc truyền miệng như sử dụng các loại sinh tố, thảo mộc, chế độ ăn uống đặc biệt, luyện tập đặc biệt, …Một số phương pháp tỏ ra có hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị ung thư, một số loại khác chưa được kiểm chứng và có thể có hại thêm. Vì vậy, bệnh nhân cần thảo luận kỹ với bác sỹ trước khi quyết định áp dụng các phương pháp này.
- NHỮNG LƯU Ý SAU ĐIỀU TRỊ
Sau quá trình điều trị, bệnh ung thư vẫn có thể tái phát. Do đó, bệnh nhân cần tiếp tục khám định kỳ và làm các xét nghiệm ở các năm tiếp theo. Đồng thời, cần tìm các biện pháp nhằm tăng cường sức khỏe và sức đề kháng cho bệnh nhân.
Bệnh nhân nên duy trì lối sống lạc quan, lành mạnh, từ bỏ các thói quen xấu có hại dẫn tới ung thư. Bệnh nhân nên từ bỏ rượu bia, thuốc lá, hạn chế hít phải khói thuốc lá. Cố gắng ăn uống cân bằng, hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng. Tùy theo thể trạng, bệnh nhân có thể bắt đầu các bài tập vận động nhẹ nhàng, rèn luyện cơ thể kết hợp với chế độ nghỉ ngơi hợp lý.
=================
Ban Biên Tập RIAVITA