5 Yếu tố về rối loạn tiền đình

Rối loạn tiền đình là tình trạng tổn thương khu vực tai trong và não khiến cơ thể mất khả năng kiểm soát cân bằng. Bệnh rối loạn tiền đình cũng có thể do các yếu tố di truyển và môi trường.

Nguyên nhân Rối Loạn Tiền Đình

Những rối loạn có liên quan đến thăng bằng (hội chứng tiền đình) là xuất phát từ bộ phận này của tiền đình. Một số nguyên nhân thường gặp dẫn đến bệnh là: do virus gây viêm thần kinh sọ não số 8, thoái hóa một trong các cơ quan của hệ tiền đình, viêm tai giữa, chấn thương mê lộ, nghẽn tắc và rối loạn máu đến tai trong và não.

Triệu chứng

Triệu chứng rối loạn tiền đình
Triệu chứng rối loạn tiền đình

Nếu hệ thống bị tổn thương do bệnh, lão hóa hoặc chấn thương, rối loạn tiền đình có thể xảy ra và thường liên quan đến một hoặc nhiều triệu chứng bao gồm:

  • Chóng mặt và choáng váng;
  • Mất cân bằng và mất phương hướng không gian;
  • Rối loạn thị giác, thính giác;
  • Nhận thức hoặc tâm lý thay đổi;
  • Buồn nôn, hoa mắt, ù tai.
  • Nặng hơn thì bạn sẽ mất thăng bằng, không thể bước đi và dễ ngã

Những người nào thường dễ mắc bệnh rối loạn tiền đình

Khoảng 35% người từ 45 tuổi trải qua cơn rối loạn tiền đình, và 50% người ở độ tuổi 65 trở lên hay bị chóng mặt nguyên nhân là do rối loạn tiền đình.

Chẩn đoán bệnh rối loạn tiền đình

Quy trình kiểm tra lâm sàng về đánh giá mức độ hoạt động của hệ tiền đình:

  • Ghi điện rung giật nhãn cầu (ENG). Quy trình này chỉ một nhóm các xét nghiệm hoặc xét nghiệm điện và sử dụng các điện cực nhỏ đặt lên vùng da xung quanh mắt, nhằm đo chuyển động của mắt để đánh giá các dấu hiệu của rối loạn chức năng tiền đình hay các vấn đề về thần kinh;
  • Xét nghiệm xoay vòng. Xét nghiệm xoay vòng là một cách khác để đánh giá mắt và tai trong làm việc với nhau như thế nào. Những xét nghiệm này cũng sử dụng kính video hoặc các điện cực để theo dõi chuyển động của mắt;
  • Âm ốc tai (OAE). Xét nghiệm âm ốc tai cung cấp thông tin về các tế bào lông trong ốc tai làm việc như thế nào bằng cách đo sự đáp ứng của các tế bào tóc với một loạt các cú nhấp được tạo ra bởi một loa nhỏ chèn vào trong ống tai;
  • MRI sử dụng từ trường và sóng radio để tạo ra hình ảnh cắt ngang các mô cơ thể được quét. MRI não có thể phát hiện các khối u, đột quỵ và sự bất thường về mô mềm khác mà có thể gây chóng mặt hoặc ngất.

Điều trị

Dựa trên các triệu chứng, bệnh sử và tổng trạng, kết quả khám lâm sàng và các xét nghiệm chẩn đoán, phương pháp điều trị rối loạn tiền đình bao gồm:

  • Liệu pháp phục hồi chức năng tiền đình. Phương pháp này cho phép bạn áp dụng các bài tập đầu, cơ thể và mắt được thiết kế để rèn luyện bộ não nhằm giúp nhận biết và xử lý các tín hiệu từ hệ tiền đình cũng như phối hợp chúng bằng các thông tin từ việc nhìn và sự nhận cảm trong cơ thể;
  • Tập thể dục tại nhà. Tập thể dục tại nhà thường là một phần quan trọng của quá trình điều trị. Bác sĩ sẽ chỉ định và hướng dẫn các bài tập liệu pháp phục hồi chức năng tiền đình phù hợp, cùng với một chương trình thể dục tiến bộ để tăng năng lượng và giảm bớt căng thẳng;
  • Điều chỉnh chế độ ăn uống. Nhiều người bị bệnh Ménière, phù tích nội dịch thứ phát và chóng mặt liên quan đến đau nửa đầu tin rằng một số thay đổi trong chế độ ăn uống có thể hỗ trợ trong việc kiểm soát rối loạn;
  • Thuốc. Nhiều người bệnh thắc mắc không biết rối loạn tiền đình uống thuốc gì? Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc trong điều trị rối loạn tiền đình phụ thuộc vào rối loạn chức năng hệ tiền đình là giai đoạn ban đầu, cấp tính (kéo dài lên đến 5 ngày) hay mạn tính (liên tục);
  • Phẫu thuật. Khi các phương pháp nêu trên không hiệu quả trong việc kiểm soát tình trạng chóng mặt và các triệu chứng khác do rối loạn chức năng hệ thống tiền đình và chóng mặt gây ra thì bác sĩ có thể đề nghị tiến hành phẫu thuật.
  • Sử dụng những loại thực phẩm chức năng có chức năng làm mềm mạch máu, bền thành mạch, tăng biên độ co bóp của tim, ngăn ngừa hình thành cục máu đông tránh tắt nghẽn mạch giúp máu đến hệ tiền đình tốt hơn.

Đọc thêm: Rối loạn tiền đình nên ăn và kiêng ăn loại thực phẩm nào?

Tài liệu tham khảo 

  1. Agrawal Y, Carey JP, Della Santina CC, Schubert MC, Minor LB. Disorders of balance and vestibular function in US adults. Arch Intern Med. 2009;169(10): 938-944.
  2. Fife TD, Iverson DJ, Lempert T, Furman JM, Baloh RW, Tusa RJ, Hain TC, Herdman S, Morrow MJ, Gronseth GS. Practice parameter: therapies for benign paroxysmal positional vertigo (an evidence-based review): report of the Quality Standards Subcommittee of the American Academy of Neurology. Neurol. 2008;70:2067–2074.
  3. https://vestibular.org/understanding-vestibular-disorder/treatment. Truy cập lúc 11:09 pm ngày 01/12/2018.