Nấm Linh Chi – Báu vật từ rừng xanh

Nấm linh chi (Ganoderma lucidum – G. lucidum) là một phương thuốc thảo dược nổi tiếng ở Châu Á với nhiều ứng dụng lâu dài và ấn tượng. Mức tiêu thụ loại nấm này trên toàn cầu đang ngày càng cao và càng ngày càng có nhiều sản phẩm bổ sung sử dụng nấm linh chi như một thành phần hoạt chất. 

Với sự phổ biến ngày càng tăng của nó, nhiều nghiên cứu về thành phần, cách trồng trọt và tác dụng nổi tiếng của G. lucidum đang được thực hiện và cho thấy những dữ liệu tích cực trong việc hỗ trợ những lợi ích sức khỏe con người, bao gồm cả tác dụng chống ung thư; điều hòa đường huyết; tác dụng chống oxy hóa, kháng khuẩn và kháng vi-rút; và bảo vệ chống lại tổn thương gan và dạ dày. 

Dưới đây là một số các thành phần và công dụng đã được thử nghiệm của nấm linh chi trong bảo vệ sức khỏe cũng như liều lượng và khuyến cáo sử dụng để bạn có được kết quả tốt nhất từ thành phần này. 

Table of Contents

Nấm Linh chi gồm những thành phần gì?

Hầu hết các loại nấm đều có khoảng 90% là nước tính theo trọng lượng. 10% còn lại bao gồm 10–40% protein, 2–8% chất béo, 3–28% carbohydrate, 3–32% chất xơ, 8–10% tro, và một số vitamin và khoáng chất khác. 

Tuy nhiên, trong một nghiên cứu về các thành phần không bay hơi của G. lucidum, người ta phát hiện ra rằng nấm chứa 1,8% tro, 26–28% carbohydrate, 3–5% chất béo thô, 59% chất xơ thô và 7–8% protein thô.

Ngoài ra, nấm còn chứa trên 400 loại phân tử mang hoạt tính sinh học khác nhau. Tổng hàm lượng chất béo thấp và tỷ lệ axit béo không bão hòa đa cao được coi là những yếu tố góp phần đáng kể vào giá trị sức khỏe của nấm linh chi.

Các thành phần có hoạt tính sinh học chính và quan trọng trong linh chi bao gồm: 

  • Polysaccharide: Với đặc tính chống oxy hóa và điều hòa miễn dịch, hợp chất này làm tăng tuổi thọ và tăng cường hệ thống miễn dịch, mang lại lợi ích sức khỏe và chống lão hóa cho nấm linh chi. 
  • Triterpenes: Cũng góp phần tạo nên khả năng chống lão hóa của nấm linh chi. Hơn nữa, chúng có thể ngăn ngừa tăng huyết áp, các triệu chứng dị ứng và phát triển khối u. Vị đắng của triterpenes phản ánh chất lượng của nấm nên nấm linh chi càng đắng thì càng tốt.
  • Beta-glucan: Nấm linh chi rất giàu beta-glucans, có tác dụng ức chế sự phát triển và lây lan của tế bào ung thư.
  • Protein: nấm linh chi chứa tất cả các axit amin thiết yếu và đặc biệt giàu lysine và leucine. 
  • Khác: Vitamin, khoáng chất và các kim loại thiết yếu (đồng, sắt,…)

Tuy nhiên, số lượng và tỷ lệ phần trăm của mỗi thành phần có thể rất đa dạng trong các sản phẩm tự nhiên và thương mại. Những khác biệt như vậy có thể xảy ra vì nhiều lý do, bao gồm sự khác nhau về loài hoặc chủng nấm được sử dụng và sự khác biệt trong phương pháp sản xuất.

Công dụng thần kì của linh chi

nấm linh chi

1. Tăng cường Hệ miễn dịch

Hiện nay, có nhiều bằng chứng đáng kể hỗ trợ các hoạt động kích thích miễn dịch của G. lucidum thông qua việc tạo ra các cytokine tăng cường tác động miễn dịch. Các thành phần khác nhau từ linh chi cũng đã được chứng minh là giúp tăng cường sự tăng sinh và trưởng thành của tế bào lympho T và B, tế bào đơn nhân lách, tế bào NK và tế bào đuôi gai trong nuôi cấy in vitro và trong nghiên cứu trên động vật in vivo. 

Nhờ tác dụng giúp thúc đẩy tăng sinh tế bào lympho B và lympho T, nấm linh chi có khả năng tăng cường sản xuất bạch cầu và các kháng thể chống lại các mầm bệnh, virus, vi khuẩn và nấm. Một nghiên cứu năm 2006 cũng cho thấy linh chi có thể làm tăng số lượng tế bào bạch cầu khác ở những người mắc bệnh ung thư đại trực tràng.

Theo nghiên cứu mới nhất năm 2023, nhờ vào đặc tính kháng vi-rút và điều hòa miễn dịch  dụng, nấm linh chi có tác dụng tích cực trong điều trị COVID-19. Một số hợp chất được tìm thấy trong linh chi, chẳng hạn như axit ganoderic, ganodermanondiol, lucidumol, and β-glucans, đã cho thấy tác dụng kháng vi-rút tiềm năng và có thể giúp điều chỉnh phản ứng miễn dịch với COVID-19. 

Đọc thêm về nghiên cứu: Exploring the Potential Medicinal Benefits of Ganoderma lucidum: From Metabolic Disorders to Coronavirus Infections

Không những thế, tác dụng điều hòa miễn dịch của nấm linh chi cũng khiến thành phần này trở nên đặc biệt hữu ích trong điều trị các bệnh gây ra do dị ứng như da kích ứng, viêm da cơ địa, hen suyễn,… Linh chi cũng được ứng dụng trong điều trị các bệnh viêm nhiễm như viêm nhiễm phụ khoa nhờ đặc tính kháng viêm hiệu quả

2. Chống ung thư

Một nghiên cứu năm 2004 đã thử nghiệm 58 loại nấm basidiomycetes, trong đó nấm linh chi được chứng minh là có hiệu quả nhất trong việc tiêu diệt tế bào ung thư. G. lucidum gây ra sự ngừng chu kỳ tế bào, ức chế sự nhân bản của các tế bào khối u ở người và động vật gặm nhấm khác nhau, đồng thời kích hoạt chế độ tự sát của tế bào ung thư.

Nấm linh chi đã được chứng minh tác dụng ở một số loại ung thư như: bạch cầu lymphocytic ở chuột L1210 và ung thư biểu mô phổi Lewis, ung thư vú, ung thư đại trực tràng, ung thư tuyến tiền liệt,…

Khả năng chống oxy hóa của nấm linh chi cũng được cho là đóng góp tích cực vào việc giảm thiểu sự hình thành các tế bào đột biến trong cơ thể. Linh chi khi được sử dụng kết hợp trong hóa trị và xạ trị cũng cho thấy khả năng cải thiện cơ hội sống sót cho bệnh nhân ung thư. 

3. Chống mệt mỏi, trầm cảm

Mặc dù tác dụng của linh chi đối với hệ thống miễn dịch thường được nhấn mạnh nhất nhưng nó cũng có thể làm giảm trầm cảm và mệt mỏi.

Một nghiên cứu đã kiểm tra tác dụng của nó ở 132 người bị suy nhược thần kinh, một tình trạng liên quan đến đau nhức, chóng mặt, nhức đầu và khó chịu. Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng tình trạng mệt mỏi giảm đi và sức khỏe được cải thiện sau 8 tuần dùng thực phẩm bổ sung có chứa nấm linh chi.

Đọc nghiên cứu: A randomized, double-blind and placebo-controlled study of a Ganoderma lucidum polysaccharide extract in neurasthenia

Một nghiên cứu khác năm 2012 trên những người mắc bệnh ung thư vú cho thấy dùng bột linh chi giúp giảm mệt mỏi, lo lắng, trầm cảm và cải thiện chất lượng cuộc sống sau 4 tuần.

Đọc nghiên cứu: Spore Powder of Ganoderma lucidum Improves Cancer-Related Fatigue in Breast Cancer Patients Undergoing Endocrine Therapy: A Pilot Clinical Trial

Mặc dù nấm linh chi có thể hứa hẹn cho những người mắc một số bệnh nhất định, nhưng vẫn chưa rõ liệu nó có mang lại lợi ích cho những người khỏe mạnh hay không.

4. Hạ huyết áp, mỡ máu và Cholesterol

Để đánh giá hiệu quả của linh chi đối với hệ tim mạch của con người, 5 thử nghiệm khác nhau trên 398 người tham gia đã được tiến hành. Từ kết quả, người ta kết luận rằng ăn đủ nấm linh chi sẽ giúp giảm mức cholesterol, đường huyết lúc đói và mức chất béo trung tính trong cơ thể. Nó cũng giúp giảm các triệu chứng của bệnh tiểu đường, đặc biệt là bệnh tiểu đường loại 2 ở một số bệnh nhân. 

Huyết áp cao là một căn bệnh phổ biến trong đó áp lực máu chảy qua động mạch của chúng ta cao hơn so với người bình thường. Nó có thể được gây ra bởi lý do di truyền, tuổi tác, béo phì, hút thuốc, và nhiều hơn nữa.

Nấm linh chi đã được chứng minh bởi nhiều nghiên cứu gần đây và trước đây là có tác dụng tích cực đối với hệ tim mạch của chúng ta. Rất nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự cải thiện huyết áp của một người có thể xảy ra ngay lập tức chỉ sau 10 ngày kể từ khi bắt đầu chế độ ăn Linh chi. 

Đọc thêm: The Effects of Ganoderma (Lingzhi) on High Blood Pressure and High Cholesterol

Các nhà nghiên cứu tin rằng lý do Linh chi gây ra hiện tượng này là do sự hiện diện của axit ganoderic B và C. Cả hai loại enzyme này đều được biết là có tác dụng ức chế sự hình thành và tổng hợp cholesterol trong mạch máu của chúng ta.

Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều tranh cãi xung quanh tác dụng này của nấm linh chi. Vì vậy, mọi người không nên chủ quan hoặc phụ thuộc vào sử dụng loại nấm này mà không rèn luyện một chế độ ăn uống lành mạnh để bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh tim mạch. 

5. Hạ đường huyết

Một số nghiên cứu xem xét những người có lượng đường và lipid trong máu khỏe mạnh và không lành mạnh cho thấy nấm linh chi có thể giúp giảm lượng đường trong máu, tăng cholesterol HDL (có lợi) và giảm chất béo trung tính.

Tuy nhiên, do một số các nghiên cứu không có giá trị đáng kể trong thống kê, mặt khác, một nghiên cứu năm 2016 cho thấy việc bổ sung linh chi không có tác dụng gì đối với lượng đường trong máu lúc đói hoặc huyết sắc tố A1c, một dấu hiệu kiểm soát lượng đường trong máu lâu dài, nhiều nghiên cứu hơn cần được thực hiện nhằm chắc chắn được tính hiệu quả của nấm linh chi trong việc điều hòa lượng đường trong máu.

6. Chống oxy hóa

Các thành phần khác nhau của nấm linh chi, đặc biệt là polysaccharides và triterpenoids, cho thấy hoạt động chống oxy hóa trong ống nghiệm. Không những thế, chất chống oxy hóa từ nấm linh chi được phát hiện là được hấp thụ nhanh chóng sau khi ăn, dẫn đến sự gia tăng tổng hoạt động chống oxy hóa trong huyết tương.

Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn tồn tại một số tranh cãi về tác dụng này do một số nghiên cứu cũ đã không tìm thấy sự thay đổi về mức độ của các enzyme chống oxy hóa quan trọng trong máu sau khi tiêu thụ linh chi trong 4–12 tuần.

Liều dùng

liều lượng sử dụng

Không có nghiên cứu khoa học đầy đủ để xác định liều lượng khuyến nghị cho nấm linh chi. Lượng hiệu quả cũng có thể phụ thuộc vào các yếu tố như tuổi tác và tình trạng sức khỏe tiềm ẩn.

Tuy nhiên, liều lượng khuyến cáo hàng ngày được ứng dụng rộng rãi của linh chi là không nên tiêu thụ quá 100g với dạng bột, và từ 1 – 9g dưới dạng chiết xuất (hoặc cao).

Tác dụng phụ và lưu ý

Nấm Linh Chi được coi là an toàn cho hầu hết mọi người và trong suốt lịch sử y học lâu dài của chúng, không có bằng chứng nào về tác dụng độc hại. Tuy nhiên, một số ít tác dụng phụ có thể gặp phải khi sử dụng nấm linh chi như khô miệng, rối loạn tiêu hóa.

Một số trường hợp cũng được khuyến cáo không nên sử dụng nấm linh chi bao gồm:

  • Người bị rối loạn đông máu, sau mổ, phẫu thuật, hoặc đang sử dụng aspirin.
  • Người đang sử dụng thuốc ức chế miễn dịch.
  • Người bị huyết áp thấp.
  • Người bị cao huyết áp đang sử dụng thuốc hạ huyết áp.
  • Phụ nữ có thai và cho con bú. 

Nấm linh chi hiện đang được sử dụng trong dòng sản phẩm Tái sinh R-Regeneration của RIAVITA, bao gồm STEMAX, STEMAX SLStem UP. Tìm hiểu thêm về các sản phẩm của chúng tôi: