Đông trùng Hạ thảo Tây Tạng – Thần dược hay sự thổi phồng? – Phần 2

Phần 2: Đông trùng Hạ thảo - có hay không khả năng tăng cường thể chất?

Trong Phần 1 của loạt bài viết, chúng tôi đã phân tích về những khác biệt đã và đang bị nhầm lẫn bởi đa số người tiêu dùng hiện nay về Đông trùng Hạ thảo và Nhộng Trùng thảo. Ở bài viết này, Tiến sĩ Phạm Trường Sơn sẽ tiếp tục giải thích và phân tích rõ hơn về một luận điểm khác cũng đang gây hoang mang cho người đọc. 

Bài viết gây tranh cãi đã đưa dẫn chứng về bài báo của Mỹ năm 2004 khẳng định loại nấm này khi thử nghiệm trên vận động viên không giúp tăng thành tích thể thao. Chủ bút khẳng định thông tin về công dụng DTHT giúp nâng cao thành tích thể thao là lừa dối. Đâu mới là sự thật?

Đọc toàn bộ nghiên cứu: Cordyceps Sinensis (CordyMax Cs-4) supplementation does not improve endurance exercise performance

dtht-tang-cuong-the-chat

Table of Contents

5 tuần cho một thử nghiệm – liệu đã đủ?

Khi đọc kĩ nghiên cứu này, chúng ta có thể phát hiện ngay một lỗi sai cơ bản mà quan trọng dẫn đến kết quả nghiên cứu này: Thời gian thử nghiệm quá ngắn. Thực chất, nghiên cứu được tiến hành năm 2004 được thực hiện trong thời gian 5 tuần.

Thực tế cho thấy, để một sản phẩm mang nguồn gốc thiên nhiên được hấp thụ và cho thấy kết quả trên cơ thể, chúng ta cần sử dụng trong vòng từ ít nhất 1 cho đến 3 tháng. Vì thế, 5 tuần trên có thể nói là một khoảng thời gian tương đối ngắn để cuộc thử nghiệm mang lại kết quả như mong đợi.

Kéo dài thời gian có mang đến hiệu quả khác biệt?

hinh-anh-minh-hoa-thu-nghiem-lam-sang

Năm 2010, thí nghiệm được lặp lại bởi các nhà khoa học Mỹ ở trường đại học California với 20 người có độ tuổi 50-75 tuổi, trong thời gian 12 tuần, gấp 2.5 lần thời gian thử nghiệm trước đó.

Kết quả nghiên cứu cho thấy người bổ sung nấm ĐTHT dù nồng độ Oxi trong máu (VO2) không khác biệt, nhưng chỉ số về ngưỡng trao đổi chất và ngưỡng thông khí đã tăng lên đáng kể, lần lượt là 10,5% và 8,5%.

Bài báo này cũng kết luận công dụng của ĐTHT giúp nâng thành tích tập luyện và giảm mệt mỏi cho người cao tuổi là có cơ sở. Tất nhiên họ cũng đề xuất nên làm một nghiên cứu với số người tham gia nhiều hơn.

Một nghiên cứu mới đây cũng đã khẳng định công dụng tăng cường thể lực của ĐTHT được đăng năm 2022 của trường đại học Federal Sao paulo của Brasil. 35 vận động viên đã được cho dùng ĐTHT và giả dược trong 12 tuần. Kết quả cho thấy trong những tuần đầu không có sự khác biệt nào được ghi nhận giữa nhóm dùng ĐTHT và nhóm dùng giả dược. Tuy nhiên, ở tuần thứ 8 sự cải thiện nhịp tim đã được phát hiện và tuần thứ 12 là sự cải thiện hô hấp.

Hai bằng chứng này cho thấy nghiên cứu 20 năm trước thực hiện trong 5 tuần đã SAI cơ bản trong thiết kế nghiên cứu!

Dưới đây là một số các nghiên cứu khác cho thấy khả năng nâng cao thể lực và thành tích thi đấu của ĐTHT:

  • Một thí nghiệm của Hàn Quốc năm 2003 cho 2 nhóm Chuột bơi trong bể, cả hai nhóm bơi đến khi sắp chìm thì mới được vớt lên để xem khả năng chịu đựng của chúng. Nhóm có bổ sung DTHT đã tăng đáng kể thành tích từ 75 lên 90 phút so với nhóm còn lại.

*Lưu ý: Mô hình trên động vật thường cho kết quả chính xác hơn ở người vì có thể kiểm soát được lối sống và hành động của chúng nên không bị tác động nhiều bởi các yếu tố ngoại lai như ở người.

  • Thử nghiệm trên người được đăng năm 2006 bởi các nhà khoa học Nhật Bản, với sự tham gia của 36 người. Trong quá trình tập luyện, các dấu hiệu sinh học đã được đo đạc như chỉ số hô hấp (VO2, VCO2, VE), huyết áp (BP), nhịp tim (HR) và axit lactic (LA). Ngoài ra trước và sau khi dùng DTHT, nước tiểu cũng được kiểm tra để đo các thay đổi nồng độ hormon trong đó có cả hormon stress cortisol. Kết quả cho thấy DTHT giúp tăng năng lượng và khả năng chống mệt mỏi trong quá trình tập luyện. Nguyên nhân được cho là DTHT giúp tăng năng lượng tế bào ATP, tăng khả năng lấy oxi và ổn định đường huyết nên giúp nâng thành tích.

Đông trùng Hạ thảo có bị coi là doping?

dong-trung-ha-thao-co-phai-doping

Việc nâng thành tích này khiến nhà làm luật cho các giải thi đấu băn khoăn là có nên đưa DTHT vào danh sách doping hay không, điều này đã được một số báo chí truyền thông đăng tải năm 2004. Đọc bài viết: Anti-dopers can’t hope to solve this Chinese puzzle.

Kết luận

Từ những giải thích và các kết quả nghiên cứu trên, công dụng nâng cao thể lực và sức bền trong tập luyện thể thao hoàn toàn là sự thật chứ không phải lời nói dối!

Đón đọc Phần 3 của series Đông trùng Hạ thảo Tây Tạng – Thần dược hay sự thổi phồng?, Thực hư việc ngộ độc Arsen do Đông trùng Hạ thảo để giải mã được câu hỏi có hay không việc ĐTHT có hại cho sức khỏe của người tiêu dùng.