Gần đây, trên mạng xã hội Facebook xôn xao về một bài viết với mục đích “hạ bệ” nấm Đông trùng Hạ thảo, gây hoang mang cho người tiêu dùng, với những luận điểm đọc qua tưởng chừng như rất chắc chắn và khoa học. Liệu bài viết đó có đúng là sự thật? Có thật là Đông trùng Hạ thảo thực chất là một chiêu trò marketing thổi phồng từ đất nước triệu dân? Hôm nay, Tiến sĩ Phạm Trường Sơn và đội ngũ RIAVITA xin dẫn chứng nguồn khoa học đáng tin cậy để cung cấp góc nhìn khách quan hơn về loại “thần dược” này.
Dưới đây là một số các luận điểm gây tranh cãi từ bài viết trên:
- Vận động viên Trung Quốc nói dối về ĐTHT
- Loại nấm rẻ tiền bị đẩy giá
- Bị cấm lưu hành tại Trung Quốc vì dư lượng Arsen,
- Mỹ cấm lưu hành các sản phẩm chứa nấm DTHT
- DTHT không có tác dụng như đồn thổi, chỉ tâm lý
- Các báo nghiên cứu không chất lượng của Trung Quốc lăng xê quá đà nấm ĐTHT…
Nhưng trước khi bàn sâu hơn về tác dụng của loại Nấm này, chúng ta hãy cùng quay trở lại vạch xuất phát để trả lời cho câu hỏi: Đông trùng Hạ thảo là gì? Và có hay không những nhầm lẫn không đáng có khi tìm hiểu và sử dụng loại Nấm này ở người tiêu dùng qua phần đầu tiên của loạt bài viết Đông trùng Hạ thảo – Thần dược hay sự thổi phồng?.
Mục lục
Khi tìm hiểu về các sản phẩm có chứa Đông trùng Hạ thảo, không khó để bắt gặp từ khóa “Cordyceps” được in trên bao bì của sản phẩm. Thế nhưng, khi đọc kĩ trên bảng thành phần, Cordyceps thường xuất hiện ở hai dạng Cordyceps Sinensis (C. Sinensis) hoặc Cordyceps Militaris (C. Militaris). Vậy thành phần này là gì? Khác biệt nằm ở đâu?
Đâu mới thực sự là Đông trùng Hạ thảo?
Nấm Đông Trùng Hạ Thảo Tây Tạng tên khoa học Cordyceps Sinensis, do một loài nấm kí sinh tên Ophiocordyceps Sinensis tấn công con sâu thuộc họ bướm Thitarodes nằm ở độ cao trên 3000m ở dãy núi Himalaya.
Đó là điểm khác biệt để so sánh với nấm Nhộng Trùng Thảo (Cordyceps Millitaris) trồng tại Việt Nam, đang bị nhầm lẫn là nấm Đông Trùng Hạ Thảo Tây Tạng. Trong tự nhiên, Cordyceps militaris là một loại nấm phát triển trên nhộng chết dưới lòng đất.
Do đặc tính sinh trưởng dễ dàng hơn ĐTHT, Nhộng trùng thảo có thể được nuôi trồng thương mại trong phòng thí nghiệm ở quy mô khá dễ dàng và không cần bất kỳ loại côn trùng nào. Nhộng trùng thảo hiện được trồng ở nhiều quốc gia ở Bắc Mỹ và Châu Á. Do không đòi hỏi khí hậu khắc nghiệt và không theo vòng đời sinh học mùa đông là con sâu và mùa hạ là cây nấm, nên về bản chất không được mang tên Đông Trùng Hạ Thảo.
Không chỉ có môi trường sống khác nhau, đặc điểm nhận dạng của hai loại nấm này cũng rất khác biệt. Đông trùng Hạ thảo Tây Tạng có hình dạng như một con sâu bướm đơn lẻ với một loại cỏ màu nâu mọc ra từ trên đầu của nó. Trong khi đó, nhộng trùng thảo thường mọc thành một khóm, có màu cam, dài khoảng 8 cm.
Thành phần hóa học
Hai loài Nấm trên về cơ bản rất giống nhau về đặc tính nên chúng có nhiều công dụng và lợi ích giống nhau. Tuy nhiên, ở chúng có một số khác biệt về thành phần hóa học, và do đó mang lại những lợi ích tương tự ở mức độ hơi khác biệt.
Sự khác biệt chính giữa nấm ĐTHT (Cordyceps sinensis) và Nhộng trùng thảo (Cordyceps militaris) là ở nồng độ của 2 hợp chất: adenosine và cordycepin. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng Cordyceps sinensis chứa nhiều adenosine hơn Cordyceps militaris, nhưng không có nhiều cordycepin. Tuy nhiên, thật không may, đến nay không có nhiều nghiên cứu xem xét sự khác biệt so sánh giữa lợi ích của 2 loại nấm này.
Đọc thêm về một trong các tác dụng chính của ĐTHT: Đông trùng hạ thảo Tây Tạng – 1 liệu pháp đột phá điều trị ung thư
Tuy nhiên, cũng cần phải nhắc lại, do tính chất có thể được nuôi trồng thương mại, chất lượng của Nhộng trùng thảo phụ thuộc vào nơi sản xuất ra chúng. Sử dụng các sản phẩm có chứa thành phần Nhộng trùng thảo không rõ nguồn gốc xuất xứ có thể mang đến các hậu quả đáng lo ngại cho sức khỏe.
Giá thành
Khác với Nhộng trùng thảo được bày bán công khai với đủ mọi mức giá trên thị trường, Đông trùng Hạ thảo là một loại nấm đắt đỏ, quý hiếm bậc nhất nhất thế giới, với 1kg tự nhiên có thể lên đến 20.000-100.000 USD.
Một số người cho đó là sự thổi giá của loại nấm rẻ mạt vào những năm 90. Nhưng nếu đối chiếu theo quy luật CUNG-CẦU, cái giá hiện tại của Đông trùng Hạ thảo là hoàn toàn dễ hiểu.
Sau giải điền kinh quốc tế năm 1993 tại Stuttgart, Đức, các vận động viên chạy của Trung Quốc đoạt huy chương vàng và phá kỉ lục thế giới thì mọi sự chú ý mới được dồn vào cây nấm được cho là giúp nâng cao thành tích thi đấu. Tiếng lành đồn xa gây cơn sốt giá cho DTHT vì trong tự nhiên mỗi năm chỉ khai thác được 2-3 tạ nấm này, nên việc không đảm bảo đủ nhu cầu quá lớn khiến giá bị đẩy lên cao là điều dễ hiểu.
Hãy chờ đón phần tiếp theo của chuỗi bài viết để tìm ra câu trả lời cho tranh cãi có hay không khả năng tăng cường thể lực và sức bền trong thể thao của Đông trùng Hạ thảo.
Nguồn:
- What is the Difference Between Cordyceps Sinensis and Cordyceps Militaris
- Cordyceps Sinensis vs Cordyceps Militaris
- Cordyceps Sinensis vs Militaris: What’s the Best Cordyceps Supplement?