Bệnh Gout (bệnh gút) hay thống phong là một bệnh chuyển hóa có triệu chứng nổi bật ở các khớp. Nguyên nhân là do tích tụ nhiều axit uric trong máu. Các axit này sẽ lắng động trong khớp gây ra bệnh. Người mắc bệnh gút thường xuyên bị đau đớn và sưng đỏ các khớp khi đợt viêm cấp bùng phát. Gout là bệnh lành tính và có thể khống chế bằng thuốc cũng như phòng ngừa đợt cấp bằng việc thay đổi chế độ ăn.
Table of Contents
Các triệu chứng của bệnh Gout
Các triệu chứng chính của bệnh Gout
- Khớp đau đột ngột, dữ dội, sưng tấy và thường xảy ra vào sáng sớm
- Cảm thấy nóng và đau nghiêm trọng ở khớp khi đụng vào
- Khớp chuyển sang màu sưng đỏ
- Cảm thấy vùng xung quanh khớp ấm lên.
Các triệu chứng của bệnh gút thường kéo dài từ 1-2 ngày và diễn ra vào ban đêm, một số trường hợp nặng có thể kéo dài trong vòng vài tuần.
Nguyên nhân gây bệnh gout
Nguyên nhân chính của bệnh Gout là rối loạn quá trình chuyển hóa purin trong thận, khiến thận không lọc được acid uric trong máu. Càng về lâu thì nồng độ acid uric càng tăng lên, dẫn đến hình thành tinh thể acid uric và chúng thường tập trung ở các khớp gây viêm, sưng và đau đớn cho bạn.

Các giai đoạn của bệnh Gout
Bệnh Gout được chia làm 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1: acid uric trong máu tăng lên nhưng chưa xuất hiện các triệu chứng của bệnh Gout và bạn không cảm nhận được mình đang mắc bệnh Gout.
Giai đoạn 2: acid uric trong máu rất cao, dẫn đến các tinh thể xuất hiện tại các khớp ngón chân, tay. Bạn sẽ cảm thấy đau khớp, nhưng không kéo dài. Tuy nhiên, càng về sau thì mật độ càng tăng làm đau tê chân tay.
Giai đoạn 3: giai đoạn nặng nhất, các triệu chứng của bệnh sẽ không biến mất và các tinh thể axit uric sẽ tấn công nhiều khớp. Đây là giai đoạn sẽ xuất hiện các khối chất nổi dưới da. Tình trạng này sẽ làm bạn bị đau nghiêm trọng hơn và có thể phá hủy sụn.
Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh Gout
Bên cạnh nguyên nhân chính gây ra bệnh gout là ăn nhiều thực phẩm chứa purine, còn rất nhiều yếu tố nguy cơ gây bệnh, như:
- Chế độ ăn quá nhiều đạm và hải sản
- Tuổi tác và giới tính. Bệnh xuất hiện nhiều hơn ở nam giới và người lớn tuổi
- Uống nhiều bia trong thời gian dài, béo phì
- Có người nhà từng bị gút
- Mới bị chấn thương hoặc mới phẫu thuật, hệ miễn dịch suy yếu
- Sử dụng những loại thuốc có tính tăng acid trong cơ thể như thuốc giảm đau, suy gan, suy thận
- Tiền sử mắc một số bệnh như tiểu đường, suy giảm chức năng thận, bệnh tim, xơ vữa động mạch, tắc nghẽn mạch máu, bệnh truyền nhiễm, huyết áp cao
- Mất nước. Nếu thiếu nước, cơ thể khó loại bỏ axit uric qua nước tiểu, do đó làm tăng lượng axit uric trong cơ thể.
Chẩn đoán bệnh Gout
Bệnh Gout thường rất khó chẩn đoán chính xác vì có những triệu chứng gần giống với các bệnh khác. Nếu chỉ số acid uric của bạn cao, chưa chắc là bạn đã mắc bệnh Gout. Bạn cần kiểm tra thêm các xét nghiệm khác để biết chắc về tình trạng Gout của mình.
- Thử máu. Xét nghiệm nhằm giúp bác sĩ xác định lượng axit uric có cao hay không
- Phân tích chất lỏng hoạt dịch
- Chụp X-quang khớp
- Siêu âm khớp
- Chụp CT.
Điều trị bệnh Gout
Điều trị bằng thuốc tây
Sử dụng các loại thuốc kháng viêm không steroid như indomethacin và naproxen để giảm đau khi các triệu chứng bắt đầu xuất hiện. Thuốc kháng viêm manhgj như corticosteroid như prednisone, hoặc colchicine. Các loại thuốc giúp giảm hàm lượng acid uric trong máu, giúp bệnh nhân đỡ đau nhức tại các khớp.
Điều trị bằng dược liệu
Để hỗ trợ điều trị bệnh gout, giảm axit uric trong cơ thể có thể dùng một số liệu pháp từ thiên nhiên an toàn và hiệu quả như: trái anh đào, cây móng quỷ, cỏ linh lăng, giấm táo.
Ngoài ra, một số dòng sản phẩm chức năng có chứa các thành phần dược liệu tự nhiên cũng có khả năng hỗ trợ điều trị. Công ty Riavita có dòng sản phẩm Stemax giúp giảm hàm lượng acid uric trong máu, và phục hồi được tế bào gan thận bằng cách tăng lượng tế bào gốc tự thân.
Từ đó, giúp bệnh nhân Gút có sức khỏe ổn định lâu dài, và ít tái phát bệnh do chức năng gan và thận được phục hồi.