9 Thói quen gây tăng Gốc Tự Do – Phần 1

Đăng tải vào

2023. Tháng Năm 5.

Nguyên nhân hàng đầu gây hơn 70 bệnh mãn tính và lão hóa sớm chính là GỐC TỰ DO, chúng ta cùng tìm hiểu 9 thói quen thông thường khiến tích tụ GTD trong cơ thể nhé.

GTD (Free radicals) là nguyên tử, phân tử có electron chưa được ghép cặp ở lớp vỏ ngoài cùng, khiến chúng vô cùng hoạt hoá, có xu thế “cướp” electron của các chất khác nhau gây rối loạn chuyển hoá, lão hoá và bệnh tật.

Trớ trêu thay dù Oxi không thể thiếu cho sự sống nhưng lại là nguồn tạo GTD. Trong cơ thể, GTD là một sản phẩm phụ được sinh ra trong quá trình tạo năng lượng trong tế bào nhờ quá trình chuyển hoá chất dinh dưỡng và oxi. Vì vậy các GTD nội sinh trong cơ thể đều có Oxi được gọi là các ROS (Reactive Oxygen Species) bao gồm nhiều loại như hydroxyl radical (•OH), superoxide anion (O2•-), hydrogen peroxide (H2O2) hypochlorite (HClO•), gốc oxit nitric (NO•) và gốc peroxynitrite (NO2•). Đây là những loại có khả năng phản ứng cao tấn công nhân và màng tế bào gây tổn hại cho các phân tử sinh học như DNA, protein, carbohydrate và lipid dẫn đến tổn thương tế bào và phá vỡ cân bằng nội môi gây lão hóa sớm và bệnh tật.

GTD không hẳn xấu hoàn toàn, vì Hệ Miễn Dịch dùng GTD như vũ khí để tấn công tiêu diệt mầm bệnh như virus, vi khuẩn. GTD nội sinh này được cơ thể tự trung hòa bằng các enzyme, Glutathion, Melation… và chất chống oxy hóa được nạp vào cơ thể như vitamin C, E, Betacarotine, Selen, Kẽm, Flavonoid.
Nếu vì lý do nào đó GTD vượt quá sự tự trung hoà sẽ đẩy cơ thể rơi vào tình trạng Stress Oxi hoá (oxidative stress), khi đó các tế bào trong cơ thể liên tục bị tấn công làm tổn thương mà không kịp tái tạo dẫn đến sự lão hoá nhanh chóng các bộ phận trong cơ thể và gây ra các bệnh mãn tính như: rối loạn hệ miễn dịch, đục thuỷ tinh thể, viêm khớp dạn thấp, thoái hoá thần kinh, Alzheimer, Parkinson, tiểu đường, tim mạch như xơ vữa động mạch và đặc biệt là Ung Thư.
goc tu do
Nguồn: Elip Sport
Biểu hiện của người bị stress oxi hoá như da xạm, nám đồi mồi, người mệt mỏi không rõ nguyên nhân, suy giảm trí nhớ, mắt mờ, dễ đau ốm vặt…
Mỗi tế bào trong cơ thể con người trung bình có thể chịu hàng nghìn đến hàng chục nghìn đợt tấn công của gốc tự do mỗi ngày, tùy thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi tác, chế độ ăn uống và mức độ tiếp xúc với các chất độc hại. Vì vậy hãy cùng tìm hiểu 9 thói quen gây GTD cao khiến cơ thể quá tải không thể tự trung hoà:

1. Nạp nhiều đường và chất béo:

Khi ăn nhiều đường và chất béo, cơ thể phải tiêu thụ nhiều oxy hơn để chuyển hoá chúng thành năng lượng khiến giải phóng nhiều GTD hơn gây hại cho cơ thể. Ngoài ra để chuyển hoá đường tuyến tuỵ tiết nhiều insuline hơn, quá trình này cũng làm tăng các GTD.
Một nghiên cứu được công bố năm 2021 khi quan sát 7447 người trong vòng 6 năm (2003-2010) về sự liên hệ giữa chế độ ăn có đường và tỉ lệ mắc ung thư. Trong 6 năm có 534 ca ung thư mới với 152 trường hợp tử vong do ung thư và 409 trường hợp tử vong do tất cả các nguyên nhân. Nhà nghiên cứu kết luận ăn đồ ngọt làm tăng nguy cơ ung thư, đặc biệt là ung thư: vú, đại tràng, gan, tuyến tuỵ.
Vì vậy hạn chế ăn ngọt, chỉ nên tối đa 5g tương đương 1 thìa cafe đường, lưu ý trong đó bao gồm cả nước ép hoa quả…
gốc tự do

2. Thực phẩm nhanh có hóa chất độc hại

Thực phẩm công nghiệp thường chứa chất bảo quản, chất tạo màu và hương liệu nhân tạo. Trong quá trình gan xử lý để đào thải ra khỏi cơ thể sẽ sinh một lượng lớn GTD gây hại cho cơ thể.
Chất bảo quản được sử dụng rộng rãi nhất là Natri benzoat (SB) là một chất bảo quản và kháng khuẩn được sử dụng trong hầu hết các loại thực phẩm và nước giải khát. Chất này thường được công nhận là phụ gia thực phẩm an toàn nhất. Tuy nhiên một nghiên cứu được công bố năm 2017 cho thấy việc hấp thụ liều cao chất này liên quan đến chứng rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ em. Ngoài ra khi quan sát trong 4 tuần ở chuột các nhà khoa học cho thấy chất này làm suy giảm đáng kể trí nhớ và khả năng phối hợp vận động nguyên nhân được cho là do GTD được sinh ra từ chất bảo quản làm tổn thương ở não.
Hãy mua đồ tươi sạch không qua chế biến trước. Không chọn đồ ăn có màu sắc quá bắt mắt, mùi quá thơm, vị quá ngon vì hầu hết chúng là sản phẩm công nghiệp chứ không phải của tự nhiên.
gốc tự do

3. Uống nhiều bia rượu:

Cồn (ethanol) trong bia, rượu sẽ được chuyển hóa thành axit axetic trong gan thông qua quá trình oxy hóa nhờ xúc tác của các enzyme ADH (chuyển hóa rượu thành aldehyde) và ALDH (chuyển hoá aldehide thành axit) giải phóng nhiều GỐC TỰ DO làm tổn thương các tế bào gan. Dùng liều cao và thường xuyên không chỉ gây viêm, xơ gan ung thư gan mà rượu còn tăng nguy cơ các bệnh đường tiêu hóa như viêm dạ dày, thực quản, tuỵ, suy giảm trí nhớ nhận thức, suy yếu hệ miễn dịch và nguy cơ ung thư Gan, đại tràng, vòm họng, vú, tuyến tiền liệt.
Theo số liệu công bố năm 2020 của WHO thì 4% số người bị mắc ung thư trên thế giới điều có liên quan đến rượu tương đương 750 nghìn người.
Tuy nhiên nếu biết tiết chế, mỗi ngày chỉ uống 1 ly vang đỏ thì lại có lợi cho hệ tim mạch.

4. Hút thuốc lá:

Khói thuốc chứa rất nhiều hợp chất độc hại và gây gốc tự do trong tro thuốc lá và trong thể khí.
Trong tro tàn của thuốc lá có quinone/hydroquinone (Q/QH2)là chất xúc tác tạo GTD hydroxyl radical (•OH) hydrogen peroxide (H2O2) nguy hiểm gây tổn hại cho DNA gây ung thư cao. Trong khi đó ở thể khí của khói thuốc lá thì có NO, NO2 tấn công lớp Lipid gây hỏng tế bào, gây xơ vữa thành mạch máu.
Hút thuốc gây ung thư, bệnh tim, đột quỵ, bệnh phổi, tiểu đường và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), viêm phế quản mãn tính. Hút thuốc cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh lao, một số bệnh về mắt và các vấn đề về hệ thống miễn dịch, bao gồm viêm khớp dạng thấp.
Người hút thuốc bị nguy cơ ung thư phổi gấp 30-40 lần người không hút, ngoài ra còn tăng hàng loạt các loại ung thư khác: vòm họng, tuyến tuyền liệt, buồng trứng, niệu đạo.
Vì vậy tốt nhất là không hút và tránh hít khói thuốc lá từ người khác.
gốc tự do
Bạn có thích bài viết này không?
Chia sẻ bài viết trên Facebook